arrow-up
Kiến Thức

AMM là gì? AMM có ưu điểm nhược điểm như nào với Defi?

Tác giả :
Lượt xem :
721

AMM (Autonomous Market Makers), AMM gần như một bước phát triển rất mạnh mẽ dành cho DEX. Bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu sâu về cách mà các AMMs hoạt động trên các sàn giao dịch phi tập trung (DEX) thông qua 2 mô hình AMM trên Balancer và Uniswap.

AMM là công cụ thường hoạt động trên sàn giao dịch phi tập trung dựa trên các công thức toán học để đặt giá token. Giống như các sàn giao dịch thông thường, họ có nhiều cặp giao dịch khác nhau.

Không có lệnh buy hoặc sell và các nhà giao dịch không cần phải tìm người khác để bán tiền của họ. Thay vào đó, smart contract đóng vai trò là người tạo ra một giao dịch trao đổi. Các khoản dự trữ  thay thế bằng các pool dựa trên các smart contract.

Giá trị kinh tế của DEX ở đâu?

Vấn đề của các Tokens, Coins hiện nay là chỉ có 10% số Token được giao dịch thường xuyên (Coin Top), 90% khối lượng giao dịch (volume) tập trung vào 10% số Tokens đó. Vậy điều gì xảy ra với các Token khác?

Trong kinh tế học, đây được gọi là “hiện tượng đuôi dài”. Nếu bạn nhìn vào biểu đồ này, bạn sẽ thấy phần màu xanh lá cây luôn được giao dịch thường xuyên với khối lượng rất lớn, đây đại diện cho những Coin top, chúng luôn được list lên các sàn giao dịch tập trung (CEX) nên luôn có khối lượng giao dịch lớn và khả năng thanh khoản dồi dào.

Còn phần màu vàng, tuy khối lượng giao dịch thấp nhưng chúng RẤT NHIỀU. Người ta vẫn muốn sử dụng nó và có nhu cầu trao đổi, mua bán, có thể xem chúng như những vật thiết yếu nhưng rẻ tiền, ít người xài. Vậy nên, nó không quá hot để các sàn lớn như Binance và coinbase list lên. Và đặc biệt, việc list trên các sàn đó quá tốn kém với bản thân mỗi dự án.

Vì vậy, sàn DEX được tạo ra, giúp mọi người trao đổi những loại token vốn hóa thấp này.

Ý tưởng hoạt động của các sàn DEX là để mọi thứ tự động, người mua và người bán tự kết nối nhau và tự động giao dịch theo một giá có sẵn, chứ không có đặt lệnh mua, lệnh bán, thỏa thuận như ở các sàn tập trung (CEX). Vì vậy, người ta gọi cơ chế đó là Autonomous Market Makers(AMM).

Vấn đề thanh khoản trong DEX

Vậy các token bạn hold trong dài hạn có ý nghĩa gì?

Như đã đề cập ở trên, các token ít phổ biến nhưng vẫn có người muốn mua bán nó thì làm sao để thanh khoản cho họ?

AMM tạo một “Pool” đầy đủ các tokens họ cần, khi ai cần mua bán gì cứ đến Pool đó trao đổi, điểm đặc biệt là Pool này tự nó hoạt động và ai cũng có thể đóng góp tài sản của mình vào “pool”. Tôi và họ được gọi là những nhà cung cấp thanh khoản (liquidity Providers).

Giới thiệu về Autonomous Market Makers(AMM)

Bancor được cho là người đi đầu trong việc tạo ra các thuật toán cho Autonomous Market Makers (AMM). Cơ chế thuật toán của họ là tạo ra mối quan hệ giữa token A và token B.

Vậy nó diễn ra như thế nào?

Câu trả lời là “Thông qua các công thức toán học”.

Cụ thể, đó là về hình dạng của đường cong trong các công thức toán học này. Trong AMMs, tất cả các đường cong khá giống nhau do bản chất của các giao dịch là như vậy. Nhưng các công thức toán học trong mỗi AMMs lại khác nhau rất nhiều. Và điểm giống nhau là chúng luôn sử dụng một biến hằng số.

Điều đó có nghĩa là bất kể mối quan hệ giữa các Token là gì thì token A và token B luôn có một hằng số để kết nối cả hai mã thông báo với nhau.

Điều thú vị về các nhà tạo lập thị trường tự động là nó có thể trở nên cực kì phức tạp. Ở đây, tôi chỉ nói về mối quan hệ giữa 2 token. Tôi có thể dễ dàng mở rộng quy mô này lên 3, 4, thậm chí 8 token được liên kết với nhau và cái hay ở đây là nó tạo sự minh bạch về giá cho các nhà đầu tư.

Ưu Điểm

AMM được cho là đã giải quyết được trở ngại lớn nhất đối với việc áp dụng rộng rãi các sàn DEX là “Thanh khoản”. Nếu không có vấn đề đó, những lợi ích tự nhiên của DEX có thể vượt qua.

Không giống sàn giao dịch tập trung, không có người kiểm soát nào có thể loại trừ dự án, người dùng. AMM không yêu cầu người dùng thiết lập tài khoản cụ thể hoặc KYC. Địa chỉ ví là tất cả những gì cần thiết để tương tác với các giao thức.

Từ quan điểm của một dự án, DEX cũng là một cách tuyệt vời để phát hành token ra thị trường và bootstrap liquidity. Không phí niêm yết, ai cũng có thể thiết lập một pool thanh khoản cho bất kỳ token nào.

Người nắm giữ dự án có thể giúp tạo ra một thị trường thanh khoản trên các token mới. Họ không cần sự hỗ trợ của Market Marker chuyên ngành.

Cuối cùng, các DEX AMM thường có giao diện rất đơn giản. Họ không cần phải đóng gói các tùy chọn order nâng cao hoặc biểu đồ giá vào một Dashboard.

Mô hình AMM của Bancor

Bancor là gì?

Bancor về cơ bản là một sàn giao dịch phi tập trung. Họ cho phép trao đổi các Crypto Assets và các token ERC20 trên mạng Ethereum. Thay vì sử dụng một token như ETH để giao dịch (Như việc xài VNĐ là công cụ chính để giao dịch các loại hàng hóa) thì Bancor tạo ra BNT Token.

BNT là mẫu số chung (đồng tiền chung) của tất cả các nhóm thanh khoản (Pool Tokens) trong hệ sinh thái của họ.

Bancor hoạt động thế nào?

Nó hoạt động một cách rất đơn giản. Ví dụ bạn muốn bay giữa Singapore và Hà Nội, nhưng vì covid, không có chuyến bay thẳng nào từ Singapore đến Hà Nội. Vậy bạn sẽ làm gì? Đầu tiên bay từ Singapore đến Sài Gòn, rồi bay từ Sài Gòn ra Hà Nội. Về cơ bản đó là cách hệ thống của Bancor hoạt động.

Giả sử mình có token LISA. Và anh em có token BUSD. Anh em muốn đổi token LISA lấy token BUSD. Đầu tiên, mình phải đổi Lisa lấy BNB, rồi mới đổi token BUSD lấy token BNB. Tuy nhiên, tất cả việc này được tự động hóa bởi Bancor, mình chỉ cần cung cấp cho họ token LISA. Họ sẽ làm vài phép toán và mình sẽ nhận được token BUSD.

Đó chính xác là cách mà Bancor hoạt động. Bancor có đồng tiền chung là BNT, cho phép anh em truy cập tới tất cả các token khác có sẵn trên hệ thống của Bancor. Tất nhiên anh em không phải đi trade, mua bán với từng cặp để có được mục đích của mình, có rất nhiều thuật toán và hệ thống có sẵn sẽ hỗ trợ anh em.

Mô hình AMM của Uniswap

Mô hình thứ 2 mà tôi muốn nói đến là Uniswap.

Uniswap là gì?

Uniswap tương tự như Bancor, điểm khác biệt duy nhất là Uniswap chỉ dùng mạng lưới Ethereum. Vì vậy, Uniswap chỉ dành cho các token ERC20.

Vì Uniswap chỉ dành cho mạng lưới ethereum, vậy nó có cần token của riêng mình không? Không, nó không cần! Uniswap sử dụng luôn ETH là đồng tiền chung để chuyển đổi, mua bán giữa các token trong hệ sinh thái của nó.

Sự khác biệt với Bancor

Với Bancor, bạn không thể sử dụng Ether làm đồng tiền chung. Vì với Bancor, họ có các token khác không phải là ERC20, như EOS, Tron hay các nền tảng khác. Vì vậy, ETH không được dùng làm đồng tiền chung trên hệ thống của Bancor, đơn giản vì ETH không thể hoạt động được trên mạng lưới blockchain của EOS.

Uniswap hoạt động như thế nào?

Giống như Bancor, thuật toán Uniswap cũng tương tự như việc bay từ Singapore đến Sài Gòn rồi đến Hà Nội. Nhưng thay vì chọn “Sài Gòn” là BNT như ở Bancor, Uniswap chọn ETH.

Vì vậy, với Uniswap, nó đơn giản hơn rất nhiều vì họ chỉ giao dịch các token trên nền tảng Ethereum ERC20.

Công toán học đằng sau AMM trong DEX

Nhìn chung, nó là một mô hình rất đơn giản. Có một giá trị không đổi liên kết giữ 2 mã token khác nhau trong một sàn giao dịch phi tập trung.

Đây là mô hình đó:

K là biến hằng số mà tôi đã đề cập. X là token A và Y là token B. Tôi có thể thay đổi biến 0,5 thành các số khác. Nhưng nói chung, tổng của lũy thừa của X và Y phải bằng 1. Trong trường hợp này, 0,5 + 0,5 = 1.

Khi bạn lập bản đồ này, bạn sẽ nhận được một đường cong lõm, như hình dưới đây. Khi tôi thêm thanh khoản vào, đường cong dịch chuyển ra ngoài. Điều đó tốt vì bạn sẽ chịu ít phí (ở đây là phí trượt giá) khi bạn giao dịch. Nhưng nhìn chung, đường cong sẽ không thay đổi nhiều.

Hằng số K có nghĩa là gì trong việc giao dịch các token?

Do hằng số, như tôi đã thảo luận ở trên, sẽ dẫn đến một hiện tượng thú vị!

Hãy tưởng tượng các hình này có màu trong suốt và bạn có thể thấy cả ba hình chữ nhật trên. Đây là các hình chữ nhật khác nhau ở dưới đường cong.

Nó có nghĩa gì khi cả 3 đều ở dưới đường cong?

Vùng dưới đường cong cho thấy số token mà bạn sẽ được nhận được khi hoán đổi một token này cho một token khác. Bạn có thể thấy rằng khi bạn thay đổi số lượng token dùng để hoán đổi thì bạn sẽ nhận lại một tỉ lệ hoán đổi khác nhau.

Nhưng điều thú vị là nếu bạn tính toán diện tích của ba hình chữ nhật (tưởng tượng chúng không trùng nhau) thì diện tích của 3 hình chữ nhật là như nhau!

Nhờ hằng số K này, làm cho những hình chữ nhật này đều giống nhau về khối lượng!

Bởi vì theo lý thuyết bảo toàn, nguyên tắc đầu tiên trong vật lý, không có gì bị phá hủy, nó chỉ thay đổi từ dạng này sang dạng khác. Vì vậy, nó cũng đúng với hằng số K này. Tổng diện tích dưới đường cong sẽ vẫn như cũ bởi vì không có gì bị mất đi hoặc được tạo ra. Bạn sẽ thấy công thức này dùng cho trong cả Bancor và Uniswap.

Điều đó có nghĩa là gì?

Bất cứ khi nào bạn thay đổi từ token A sang token B hoặc từ B sang A, số lượng thay đổi là như nhau, miễn là đường cong không dịch chuyển. Nếu đường cong thay đổi vì có thêm thanh khoản, thì khu vực dưới đường cong sẽ khác. Nhưng nếu mọi thứ vẫn như cũ, bạn có thể thay đổi bất kỳ số lượng Token A nào cho Token B và tổng số token sẽ là giống nhau!

Những rủi ro và hạn chế của AMM là gì?

AMM có những rủi ro và hạn chế nhất định như:

  • Các cuộc tấn công, lỗ hổng bảo mật ảnh hưởng đến sàn giao dịch như Uniswap và Balancer, nơi một số Liquidity Provider nhận thấy tiền bị đánh cắp do các tương tác smart contract.
  • Các nhà giao dịch đang tiết lộ chiến lược của họ cho tất cả mọi người biết. Tức là cho phép những người đi trước nhận lệnh trước và khai thác những người dùng hợp pháp.

Các AMM cũng không thể tồn tại nếu không có các sàn giao dịch truyền thống được dựa vào để kinh doanh chênh lệch giá. Các nhà kinh doanh chênh lệch giá là cần thiết để điều chỉnh việc định giá tài sản trong AMM. Nhưng điều này dẫn đến vấn đề mất mát vô thường (impermanent loss) trên nhiều nền tảng.

Tóm lại, Kinh doanh chênh lệch giá kiếm lợi nhuận bằng cách đưa giá về mức cân bằng, nhưng lợi nhuận này được trích từ các LP. Các LP có thể mất tiền nếu giá di chuyển quá xa theo một hướng nhất định. Xảy ra mất mát vô thường vì giá luôn có thể di chuyển theo hướng ngược lại. Trên thực tế, điều này sẽ không phải lúc nào cũng xảy ra.

Kết luận

Chúng ta phải quan tâm đến AMM? Đơn giản vì chúng cho phép giao dịch liên tục và cung cấp thanh khoản trong hệ thống.

Bằng cách hiểu cách nó hoạt động, chúng ta sẽ dễ dàng hơn trong việc biết được liệu một dự án có phải là một trò lừa đảo, một ponzi hay là một dự án thực với một mục tiêu, một lợi ích thực sự cho cộng đồng.

Đây mới chỉ là cơ chế toán học của AMM mà chúng ta đang sử dụng phổ biến. Sẽ tốn rất nhiều thời gian để nói kỹ hơn về các AMMs và các sàn giao dịch phi tập trung (DEX)!

Đánh giá bài viết

Tác giả

CoinVietNam

CoinVietNam chia sẻ các kiến thức về Crypto.

Thẻ

Bài viết liên quan