arrow-up
Đầu Tư

Chính sách tiền tệ là gì? Ảnh hưởng của việc thắt chặt và nới lỏng tiền tệ

Tác giả :
Lượt xem :
855

Chính sách tiền tệ là gì?

Chính sách tiền tệ là một trong những công cụ của nhà nước để điều tiết hoạt động của nền kinh tế, đảm bảo cho nền kinh tế có được sự tăng trưởng bền vững. Cụ thể, đây là một công cụ giúp nhà nước, thông qua các ngân hàng trung ương, tăng hoặc giảm lượng cung tiền ra thị trường.

Tuỳ vào mục tiêu kinh tế khác nhau như giảm lạm phát, tăng cầu hàng hoá, giảm thất nghiệp… mà nhà nước sẽ có các biện pháp với những công cụ cụ thể với chính sách tiền tệ để đạt được mục đích.

Có rất nhiều công cụ được các ngân hàng trung ương sử dụng để thực hiện chính sách tiền tệ bao gồm lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở, hạn mức tín dụng…

Chúng ta chỉ cần chú ý tới 2 công cụ chính là lãi suất và nghiệp vụ thị trường mở. Chúng có thể được hiểu một cách đơn giản như sau:

  • Lãi suất: Khi lãi suất tăng việc vay vốn sẽ bị hạn chế đi từ đó làm giảm cung tiền và ngược lại.
  • Nghiệp vụ thị trường mở: Là việc các ngân hàng trung ương mua bán chứng khoán trên thị trường. Hoạt động này ảnh hưởng trực tiếp tới lượng dự trữ của các ngân hàng thương mại, từ đó điều chỉnh lượng cung tiền.

Hướng dẫn mua bán

Mua bán trên sàn MEXC ( Đăng kí qua link https://coinvietnam.io/MEXC nếu chưa có tài khoản để giảm 40% phí giao dịch)

Đọc thêm:  Sàn MEXC | Hướng dẫn đăng kí và sử dụng sàn MEXC chi tiết

Mua bán trên sàn GATE ( Đăng kí qua link https://coinvietnam.io/GATE giảm 20% phí giao dịch nếu chưa có tài khoản nhé – đăng kí để tham gia nhóm tín hiệu private)

Đọc thêm: Sàn Giao Dịch GATE.IO ? Hướng Dẫn Đăng Kí Giao Dịch Toàn tập Về Sàn GATE.IO Từ A-Z

Mua bán Bitcoin, usdt đang được mua bán trên sàn Binance ( Đăng kí qua link https://coinvietnam.io/binance giảm 10% phí giao dịch nếu chưa có tài khoản nhé – đăng kí để tham gia nhóm tín hiệu private)

Đọc thêm: Sàn Binance | Hướng Dẫn Đăng Ký Và Sử Dụng Từ A-Z

Thực hiện giao dịch trên Sàn Pancakeswap

Đọc chi tiết: PancakeSwap là gì | Hướng dẫn sử dụng PancakeSwap chi tiết từ A-Z

Chính sách thắt chặt và nới lỏng tiền tệ

Đây là hai thuật ngữ chỉ nói về phương thức của ngân hàng trung ương khi họ thực hiện chính sách tiền tệ, theo đó:

  • Nới lỏng định lượng : Là các hoạt động nhằm tăng cung tiền trên thị trường.
  • Thắt chặt định lượng: Và ngược lại, là các hoạt động nhằm giảm cung tiền trên thị trường.

Thắt chặt định lượng (Quantitative Tightening, viết tắt là QT) hay còn gọi là thắt chặt tiền tệ, bao gồm các hoạt động:

  • Bán các loại chứng khoán hoặc nắm giữ đến thời gian đáo hạn: Khi ngân hàng trung ương bán trái phiếu sẽ thu lại tiền từ bên ngoài thị trường về, đồng thời làm giảm giá trái phiếu và tăng lợi suất (yield) lên, kích thích nhu cầu sở hữu tài sản này. Từ đó giảm lượng cung tiền trên thị trường.
  • Tăng lãi suất: Tăng lãi suất sẽ khiến chi phí vốn vay cao hơn khiến các doanh nghiệp phải e dè trong việc vay nợ từ đó làm giảm nguồn cung tiền trên thị trường.

Nới lỏng định lượng (Quantitative Easing, viết tắt là QE) hay còn gọi là nới lỏng tiền tệ, bao gồm nhiều các hoạt động khác nhau nhưng sẽ có 2 hoạt động chính gồm:

  • Mua chứng khoán (thường sẽ là trái phiếu): Để nhằm đưa tiền ra ngoài thị trường. Bên cạnh đó, khi ngân hàng trung ương mua vào trái phiếu sẽ làm giảm lợi suất của tài sản này. Từ đó, làm giảm mức độ hấp dẫn của trái phiếu và hướng dòng tiền tới các hoạt động với lợi suất cao hơn (kinh doanh, cổ phiếu…).
  • Giảm lãi suất: Thúc đẩy nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh, tiêu dùng do lãi suất thấp ⇒ Gia tăng tổng cầu giúp kinh tế tăng trưởng.

Ảnh hưởng của các chính sách nới lỏng và thắt chặt tiền tệ

Đối với nền kinh tế

Chính sách tiền tệ ảnh hưởng tới nhiều mặt của nền kinh tế có thể kể tới như:

  • Giảm tỷ lệ thất nghiệp: Chính sách tiền tệ nới lỏng sẽ giúp gia tăng nhu cầu trong nền kinh tế từ đó các doanh nghiệp sẽ đẩy mạnh sản xuất và cần nhiều nhân lực hơn. Kết quả tác động tới tỷ lệ thất nghiệp.
  • Kiểm soát lạm phát: Chính sách tiền tệ thắt chặt là một công cụ giúp chính phủ giảm giá cả hàng hoá khi lạm phát tăng quá mạnh.
  • Đảm bảo tốc độ tăng trưởng GDP: Việc đưa ra các chính sách tiền tệ phù hợp sẽ đảm bảo tăng trưởng GDP của quốc gia.

Đối với thị trường tài chính

Do gây tác động trực tiếp tới lượng cung tiền nên chính sách tiền tệ có ảnh hưởng rất lớn lên thị trường tài chính đặc biệt là giá cả các loại tài sản khác nhau. Bên cạnh đó, chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương còn có chức năng điều phối dòng tiền trong lưu thông.

Tóm lại, khi nguồn cung tiền trên thị trường ít đi do sự thay đổi quan điểm chính sách từ QE sang QT thì dù ít hay nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới giá cả của các loại tài sản tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, hàng hoá,…).

Do đó, khi quan sát ảnh hưởng tác động của chính sách tiền tệ lên thị trường tài chính, chúng ta cần phải có được góc nhìn khách quan để dự báo được chính xác xu hướng dòng tiền.

Lịch sử các sự kiện chính sách tiền tệ có ảnh hưởng lớn trên toàn cầu

Trong lịch sử, đã có rất nhiều thời điểm các chính sách tiền tệ gây ảnh hưởng lớn tới nhiều nền kinh tế trên toàn toàn cầu, một vài ví dụ có thể kể tới:

  • Giai đoạn Đại suy thoái năm 1929 – 1939: Việc cấp tín dụng lỏng lẻo tại Mỹ dẫn đến tình trạng vay nợ để đầu cơ chứng khoán. Và khi xảy ra tình trạng vỡ bong bóng, thị trường sụt giảm mạnh gây nên tình trạng hỗn loạn, nợ nần và phá sản hàng loạt.
  • Sự kiện khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997: Bắt nguồn từ chính sách tiền tệ của Thái Lan khi quốc gia này xoá bỏ tỷ giá hối đoái cố định với đồng USD. Dẫn đến việc đồng Baht Thái mất giá trị và tạo hiệu ứng dây chuyền lên nhiều thị trường tài chính khắp khu vực châu Á.
  • Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2007 – 2008: Xuất phát từ sự đổ vỡ bong bóng nhà đất tại Mỹ. Kéo theo một loạt sự kiện nợ tín dụng gia tăng, hệ thống tài chính sụp đổ và đã lan rộng ra quy mô toàn cầu.
  • Chính sách tiền tệ thắt chặt của FED trong năm 2022: Được Ngân hàng Trung ương Mỹ đưa ra trong bối cảnh lạm phát gia tăng kỷ lục dưới tác động của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cùng với nhu cầu gia tăng thời kỳ hậu Covid.

Những điểm cần chú ý về chính sách tiền tệ khi đầu tư Crypto

Chính sách tiền tệ từ các ngân hàng trung ương có xu hướng tác động rõ rệt tới thị trường crypto kể từ năm 2020 trở lại đây (trong thời điểm bùng phát dịch Covid-19 hồi tháng 03/2020).

Mối quan hệ giữa thị trường crypto và chính sách tiền tệ ngày càng trở nên chặt chẽ hơn khi thị trường có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư tổ chức, ngân hàng,… đến từ thị trường tài chính truyền thống.

Do đó, khi ngân hàng trung ương đưa ra kế hoạch về chính sách tiền tệ nới lỏng thì đó sẽ là một môi trường tốt cho sự tăng trưởng của crypto. Và ngược lại, chính sách tiền tệ thắt chặt sẽ phần nào ảnh hưởng tiêu cực tới thị trường.

Tuy vậy, cũng có một vài điểm cần lưu ý khi áp dụng phân tích chính sách tiền trong đầu tư crypto:

  • Thường các chính sách tiền tệ có thể dự đoán được trước dựa trên các biến số kinh tế như thất nghiệp, lạm phát và tăng trưởng GDP ⇒ Nên dự phóng để có được kế hoạch đầu tư trong dài hạn.
  • Bên cạnh đó, các chính sách tiền tệ cũng sẽ có những lộ trình thực thi trong một khoảng thời gian dài nên các tác động đối với thị trường sẽ không phải trong một khoảng thời gian ngắn ⇒ Việc đầu cơ theo tin tức hay đi ngược xu hướng sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro.
  • Các chính sách tiền tệ thắt chặt không phải lúc nào cũng gây tác động tiêu cực tới giá cả của một lớp tài sản. Do vậy, cần phải có đánh giá khách quan về những tác động có thể có để đưa ra được hành động phù hợp.

Lời kết

Chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương là một chỉ báo và thông tin quan trọng đặc biệt trong quá trình đầu tư tài chính. Thông thường, các chính sách tiền tệ nới lỏng hay thắt chặt sẽ được họ đưa ra một lộ trình trong dài hạn do đó đây sẽ là cơ sở để chúng ta thiết kế được kế hoạch đầu tư hiệu quả.

Đặc biệt trong bối cảnh crypto đang nhận được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trên các lĩnh vực khác nhau do vậy xác định và dự phóng được các ảnh hưởng từ các ngân hàng trung ương đến thị trường sẽ cải thiện hiện suất đầu tư rất nhiều.

5/5 - (5 bình chọn)

Tác giả

Thẻ

Bài viết liên quan