arrow-up
Kiến Thức

“NFT âm nhạc” – Có đủ tiềm năng để trở thành trend NFT sắp tới?

Tác giả :
Lượt xem :
570

NFT có thể được xem giống như social network (mạng xã hội) vào năm 2003 – một công nghệ hứa hẹn trao quyền cho người dùng thông qua các ứng dụng non trẻ vào thời điểm đó. Ứng dụng kỳ quặc “Hot-or-Not” khi ấy cũng giống như các bộ sưu tập PFP (proflie picture – ảnh đại diện) đáng giá hàng triệu đô mà về cơ bản là không có giá trị gì ngoài một bức ảnh có thể dùng để cài làm ảnh avatar. Và nếu NFT giống mạng xã hội, nó là một công nghệ mang tính cách mạng, chỉ là chúng chưa được sử dụng cho những thứ phù hợp.

NFT âm nhạc bắt đầu xuất hiện ở mọi nơi trên Twitter. Các cuộc thảo luận về tác động của NFT lên ngành âm nhạc vẫn tăng lên mặc cho sự đi xuống của thị trường tiền mã hóa. Trong bài viết này, hãy cùng Coin68 tìm hiểu làm thế nào và tại sao NFT có thể tạo ra một mô hình kinh doanh và tương tác mới cho các nhạc sĩ.

Hướng dẫn mua bán

Mua bán trên sàn MEXC ( Đăng kí qua link https://coinvietnam.io/MEXC nếu chưa có tài khoản để giảm 40% phí giao dịch)

Đọc thêm:  Sàn MEXC | Hướng dẫn đăng kí và sử dụng sàn MEXC chi tiết

Mua bán trên sàn GATE ( Đăng kí qua link https://coinvietnam.io/GATE giảm 20% phí giao dịch nếu chưa có tài khoản nhé – đăng kí để tham gia nhóm tín hiệu private)

Đọc thêm: Sàn Giao Dịch GATE.IO ? Hướng Dẫn Đăng Kí Giao Dịch Toàn tập Về Sàn GATE.IO Từ A-Z

Mua bán Bitcoin, usdt đang được mua bán trên sàn Binance ( Đăng kí qua link https://coinvietnam.io/binance giảm 10% phí giao dịch nếu chưa có tài khoản nhé – đăng kí để tham gia nhóm tín hiệu private)

Đọc thêm: Sàn Binance | Hướng Dẫn Đăng Ký Và Sử Dụng Từ A-Z

Thực hiện giao dịch trên Sàn Pancakeswap

Đọc chi tiết: PancakeSwap là gì | Hướng dẫn sử dụng PancakeSwap chi tiết từ A-Z

“Hot-or-Not” là gì? 

Trước MySpace, trước cả Facebook, Twitter, Youtube, Instagram, dĩ nhiên trước luôn cả Tinder, có 1 nền tảng là “Hot-or-Not”.

Được tạo ra vào năm 2000, Hot-or-Not trở thành một cơn sốt lan truyền chỉ trong một đêm bằng cách cho phép mọi người tải ảnh của họ lên Internet để những người lạ có thể đánh giá mức độ hấp dẫn của họ trên thang điểm từ 1 đến 10. Đây có lẽ là một ứng dụng khá thô thiển và hời hợt, nếu nó xuất hiện ở thập kỷ này, nhưng phải nhớ rằng thời điểm ra mắt của nó là năm 2000, đó thực sự là một sự sáng tạo và bạn sẽ ngạc nhiên về sự tác động cơ bản của nó đối với internet.

Đó là nguồn gốc cho khái niệm mang tính cách mạng như Hồ sơ công khai, tại thời điểm đó, việc đăng tải hình ảnh của bản thân lên một môi trường công khai như internet được coi là một sự kỳ quặc , rủi ro và thậm chí không an toàn.

Một thang điểm từ một đến mười đã không còn được áp dụng rộng rãi nhưng những lượt thích, lượt like, retweet hay share về cơ bản vẫn đóng vai trò tổng hợp mức độ yêu thích của một nội dung trên internet.

Hot-or-Not cũng phát minh ra khái niệm cơ bản nhất về hẹn hò trực tuyến “tốc độ” thông qua tính năng MeetMe.

Hot-or-Not là lần đầu tiên hàng triệu người nhìn thấy hình ảnh của bản thân thông qua tấm gương kỹ thuật số. Nó kích thích sự thôi thúc của con người để chuyển sang sử dụng Internet 2.0 khi tham gia vào internet, bạn chấp nhận để tập thể đánh giá khách quan về giá trị bản thân của bạn.

Sự phát triển của ngành âm nhạc

Một trong những thesis của mình đối với công nghệ crypto/blockchain đó là: Crypto được sinh ra để loại bỏ người trung gian. Một người trung gian sẽ khiến cho một dịch vụ có giá là một trăm đồng thay vì tám mươi đồng.

Trong lĩnh vực âm nhạc/ showbiz, một người trung gian thực sự có ảnh hưởng lớn đến những nghệ sĩ.

Cuối thế kỷ 20, Người trung gian là các hãng thu âm. Các công ty này tài trợ chi phí thu âm và lưu diễn cho các nghệ sĩ để đối lấy bản quyền. Điều này về cơ bản là tốt, nhưng các nghệ sĩ có thể dễ dàng bị lợi dụng vì họ đã bán đi bản quyền sở hữu âm nhạc của mình, hơn nữa, họ bị đặt giữa một ngã ba: tiếp tục sáng tác các tác phẩm với đúng bản chất của họ hoặc đi theo xu hướng được áp đặt bởi hãng.

Điều này đã được khắc phục khi Internet xuất hiện. Mạng xã hội và lưu trữ đám mây cho phép các nghệ sĩ phân phối nội dung của họ thông qua các nền tảng miễn phí, giúp họ tiếp cận khán giả mà không cần phải thỏa hiệp về thể loại âm nhạc phải sáng tác.

Đầu thế kỷ 21, những người trung gian là các dịch vụ phát trực tuyến như Spotify hay Apple Music. Mặc dù chúng không hề tệ, nhưng nhiều nghệ sĩ không thích chúng vì những gì họ thu được khá ít ỏi. Một nghệ sĩ chỉ kiếm được 0.003 USD cho mỗi lần phát trực tuyến trên Spotify. Nếu muốn kiếm được mức sống tiêu chuẩn là 100.000 USD/năm tại các nước phát triển, một nghệ sĩ cần 33 triệu lượt xem, một điều không tưởng đối với hầu hết các nghệ sĩ. Những người trung gian trở thành một kênh marketing tốt, hơn là một kênh kiếm tiền cho các nghệ sĩ.

Blockchain, hay đúng hơn là NFT, có thể khắc phục điều đó

Đây là cách nó có thể sẽ hoạt động: NFT là bằng chứng cho thấy bạn sở hữu thứ gì đó, ngay cả khi thứ đó là một sản phẩm kỹ thuật số. Khi một nghệ sĩ bán NFT cho người hâm mộ, họ đang bán quyền sở hữu âm nhạc của họ. Quyền sở hữu này có thể ở dạng đặc quyền như truy cập vào các nội dung mở rộng hoặc quyền sở hữu theo nghĩa đen đối với âm nhạc dưới dạng tiền bản quyền.

Ví dụ có thể kể đến là Crypto ₿oy, một tác phẩm âm nhạc được lan truyền rộng rãi trong cộng đồng crypto gần đây.

Hãy tưởng tượng một nghệ sĩ mới nổi tên là Alice đã thu hút được một lượng người theo dõi trên TikTok. Cô ấy có hàng nghìn người hâm mộ ủng hộ sẵn sàng mua bất cứ album nào mà cô ấy tạo ra. Trước khi có NFT âm nhạc, Alice sẽ khó có lựa chọn nào khác ngoài việc ký hợp đồng với một hãng thu âm và nhận 20 cho đến 30% tiền bản quyền.

Nhưng nhờ làm quen với công nghệ blockchain và NFT, Alice có thể bán album dưới dạng NFT. NFT của Alice đảm bảo cho fan rằng NFT là 1 bằng chứng phân mảnh cho quyền sở hữu album của cô ấy. Hãy thử tượng tượng, với 5.000 người sẵn sàng mua NFT album của Alice với giá 20 USD, Alice có thể thu về 100.000 USD. Khả thi hơn nhiều so với 33 triệu lượt nghe trên Spotify đúng không nào. Tuy nhiên mọi chuyện chỉ mới bắt đầu.

Mỗi khi một NFT của Alice được bán trên thị trường thứ cấp, Alice sẽ nhận được 5-10% tiền hoa hồng. Trong khi doanh thu mint NFT chỉ thu về 100.000 USD, việc NFT của Alice được mua và bán vĩnh viễn sẽ liên tục tạo ra thu nhập thụ động cho cô ấy.

Alice thậm chí còn có thể chia sẻ phí chuyển nhượng bản quyền (khi một người bán NFT cho người khác) cho tất cả những người nắm giữ NFT khác của Album này. Quan trọng nhất là, điều này vận hành tự động và hoàn toàn minh bạch, công khai trên blockchain và smart contract.

NFT còn là một hình thức tiếp thị truyền thông mới

Các nghệ sĩ chia sẻ doanh thu cho khán giả của họ. Nếu các nghệ sĩ thành công và trở nên được yêu thích, những người hâm mộ cũng được hưởng lợi và điều này tạo ra một vòng lặp phản hồi tích cực. Những người hâm mộ sẽ tích cực hơn trong việc quảng bá và chia sẻ sản phẩm của nghệ sĩ thay vì giữ nó cho riêng mình.

Tháng trước, The Chainsmokers, bộ đôi DJ/nhà sản xuất nhạc/ca sĩ nổi tiếng người Mỹ, đã đúc (tạo) ra 5.000 NFT So Far So Good phiên bản giới hạn. Chainsmokers không bán chúng giống như một nam ca sĩ nào đó, mà tặng chúng cho những người hâm mộ trung thành. Những người hâm mộ này có thể đã bán những NFT và kiếm được tiền. Một số người đã thực sự gọi đó là “some fairytale bliss”.

Mọi thứ nghe đều tốt đẹp, nhưng ai sẽ là người trả tiền cho NFT nếu họ có thể tải nó miễn phí trên mạng.

Điểm khác nhau giữa âm nhạc và tranh ảnh là, nếu bức tranh có giá trị nếu nó khan hiếm, thì ngược lại, một tác phẩm âm nhạc có giá trị nếu nó được nhiều người tiếp nhận, thậm chí tạo ra các sản phẩm “phái sinh” của tác phẩm đó (các bản hát cover, mashup).  Vì vậy, theo mình giá trị của việc sở hữu NFT không nằm ở quyền truy cập, động cơ có thể là sự giao thoa giữa động cơ sự yêu thích và một phần động cơ tài chính.

Sự yêu thích là một cảnh giới chủ quan. Một số người thực sự bỏ tiền mua các album đĩa chỉ để sưu tầm mặc dù họ có thể nghe chúng trực tuyến. Vậy nên đây là một động cơ không cần phải bàn cãi.

Với động cơ về tài chính, nếu như các NFT không chỉ chia sẻ doanh thu từ các hoạt động chuyển nhượng trực tuyến, mà còn nắm giữ được lợi nhuận từ các buổi biểu diễn live hay các sản phẩm vật lý nhượng quyền khác. Đây chắc chắn là một bullish case cho NFT âm nhạc.

Tuy nhiên, thách thức đối với điều này là cơ sở hạ tầng hỗ trợ của ngành công nghiệp này lại hoàn toàn là off-chain. Đây là một cuộc chiến mà các tài sản trong thế giới thực vẫn đang phải đối mặt để có thể tham gia vào thị trường crypto nói chung.

Tương lai của ngành âm nhạc và NFT âm nhạc

Các hãng thu âm buộc phải thích nghi hoặc biến mất. Giống như livestream và mạng xã hội làm thay đổi cách mọi người thưởng thức âm nhạc, trong thập kỷ tới, mình dự đoán các nghệ sĩ sẽ tích cực sử dụng NFT âm nhạc trên quy mô lớn để bán trực tiếp cho khán giả của họ.

Spotify tương lai hoặc một ứng dụng Spotify-killer sẽ không chỉ có dịch vụ phát trực tuyến mà còn có tính năng “listen-to-earn”, hoặc sẽ có NFT Music Marketplace.

Vậy làm cách nào mà tôi có thể đặt cược vào NFT Âm nhạc? Thành thật mà nói, NFT âm nhạc vẫn ở giai đoạn sơ khai và thật khó hình dung cách mà nó sẽ phát triển và trở thành trend. Một số điều bạn có thể làm từ bây giờ:

  • Tìm kiếm, retroactive đầu tư sớm vào các dự án web3/ giao thức nền tảng về NFT Âm nhạc, ví dụ như Sound.xyz, Royal, Arpeggi.
  • Cũng có thể đặt cược vào các nghệ sĩ mà bạn tin rằng họ có triển vọng bằng cách ủng hộ hoặc mua các NFT của họ.
  • Theo dõi các trend sắp tới liên quan đến NFT âm nhạc như “Listen-to-earn”.
5/5 - (1 bình chọn)

Tác giả

Bài viết liên quan