Chainlink(LINK) là gì? Hướng dẫn mua bán Chainlin(LINK) | Thông tin cơ bản về Chainlin(LINK)
Chainlink là gì?
Chainlink là một mạng lưới Oracle phi tập trung. Nó cải thiện khả năng liên kết giữa các hợp đồng thông minh bằng cách cấp cho các hợp đồng thông minh quyền truy cập vào nguồn cấp dữ liệu đáng tin cậy, API, thanh toán và các tài nguyên khác.
Có thể hiểu đơn giản, Chainlink là một phần mềm trung gian giữa các hệ thống bên trong và ngoài Blockchain.
Hướng dẫn mua bán Chainlin(LINK)
Chainlin(LINK) đang được mua bán trên sàn GATE ( Đăng kí qua link https://coinvietnam.io/GATE giảm 20% phí giao dịch nếu chưa có tài khoản nhé – đăng kí để tham gia nhóm tín hiệu private)
Đọc thêm: Sàn Giao Dịch GATE.IO ? Hướng Dẫn Đăng Kí Giao Dịch Toàn tập Về Sàn GATE.IO Từ A-Z
Mua bán Bitcoin, usdt đang được mua bán trên sàn Binance ( Đăng kí qua link https://coinvietnam.io/binance giảm 10% phí giao dịch nếu chưa có tài khoản nhé – đăng kí để tham gia nhóm tín hiệu private)
Đọc thêm: Sàn Binance | Hướng Dẫn Đăng Ký Và Sử Dụng Từ A-Z
Một số thông tin cơ bản về token LINK
- Token name: LINK Token
- Ticker: LINK
- Blockchain: Ethereum
- Token Standard: ERC-677
- Token type: Utility Token
- Địa chỉ Contract: 0x514910771af9ca656af840dff83e8264ecf986ca
- Total Token Supply: 1,000,000,000
- Circulating token Supply:461,009,553.92 LINK
Token Allocation
- 35% được bán ra ở vòng gọi vốn token sale
- 35% dành Node Operator Incentives
- 30% được nắm giữ bởi ChainLink Team
Token Sale
Với việc bán ra 35% ~ 350 triệu LINK token, ChainLink thu về cho mình 32 triệu đô qua 2 vòng bán gồm Pre-Sale và Public Sale.
Giá bán ở vòng Pre-Sale là 0,09$ cộng thêm 20% bonus. Trong khi đó, vòng Public Sale mỗi LINK token có giá 0,11$.
Về kế hoạch khoá token cũng như giải ngân 650 triệu LINK còn lại không được đội ngũ phát triển đề cập.
Phương thức hoạt động của Chainlink
Chainlink giải quyết vấn đề gì?
- Vấn đề về kết nối của Smart Contract
Một trong những vấn đề nổi bật nhất gây khó khăn cho Smart Contract là không có khả năng tương tác với các tài nguyên chạy bên ngoài Node Network nơi các hợp đồng thông minh được thực triển khai.
Ví dụ điển hình như ứng dụng Uber, nó sử dụng nguồn cung cấp dữ liệu (GPS) và đầu ra chính của nó là các cổng thanh toán tới người dùng, cung cấp cho người dùng một dịch vụ tiện lợi.
Nếu không có sự liên kết tối ưu với các tài nguyên ngoài blockchain, giải quyết nhu cầu tới tận các end-user thì các Smart Contract rất khó có thể phát triển mạnh được.
- Vấn đề về các Oracle tập trung
Oracle được coi là một đại lý cung cấp thông tin có giá trị nhưng nó lại không thể tiếp cận được với các sự kiện trong thế giới thực.
Nếu một hợp đồng thông minh làm việc chỉ dựa vào một nguồn dữ liệu tập trung thì bản chất của phân quyền sẽ mất đi lợi thế. Tất cả các Oracles hiện có ngày nay đều là các dịch vụ tập trung. Việc sử dụng chúng dẫn đến một điểm thất bại, khiến các hợp đồng thông minh không hề an toàn hơn các thỏa thuận kỹ thuật số tập trung truyền thống.
Cách hoạt động của Chainlink
Chức năng chính của ChainLink là tạo cầu nối giữa các tài nguyên on-chain và tài nguyên off-chain. Điều này có nghĩa là sẽ có hai thành phần chính trong kiến trúc ChainLink: cơ sở hạ tầng on-chain và cơ sở hạ tầng off-chain.
Chức năng On-chain:
Các smart contract on-chain là phần đầu tiên của kiến trúc Chainlink. Bao gồm với đó là các Oracle được tạo ra để xử lý các yêu cầu sử dụng dữ liệu của users.
Các Oracles này sẽ nhận bất kỳ yêu cầu nào của người dùng đối với dữ liệu off-chain được gửi đến network bằng cách sử dụng contract được yêu cầu rồi xử lý chúng, sau đó gửi đến smart contract thích hợp.
Có ba loại hợp đồng có thể giúp khớp lệnh:
- Hợp đồng danh tiếng (Reputation contract), ghi lại các số liệu đo lường hiệu suất của nhà cung cấp dịch vụ oracle và kiểm tra hồ sơ theo dõi của nó.
- Hợp đồng khớp lệnh (Order-matching contract), ghi lại đề xuất của người dùng trên network, thu thập giá thầu từ các nhà cung cấp oracle và chọn chúng theo phân tích hợp đồng danh tiếng.
- Hợp đồng tổng hợp (Aggregating contract), thu thập tất cả các câu trả lời của các nhà cung cấp oracle và tính toán câu trả lời chung cuối cùng cho truy vấn ban đầu.
Chức năng Off-chain
Các thành phần Off-chain là một phần khác của kiến trúc ChainLink. Đây là những Oracle node tồn tại ngoài chuỗi, nhưng được kết nối với mạng Ethereum.
Tất cả dữ liệu thu thập được đều được xử lý thông qua ChainLink Core, đây là phần mềm kết nối blockchain ChainLink với các nguồn dữ liệu off-chain. ChainLink Core chịu trách nhiệm xử lý dữ liệu và chuyển dữ liệu đó đến On-chain Oracle.
Tất cả công việc này của các off-chain node đều nhận được lợi nhuận từ việc thu và truyền dữ liệu bằng token LINK.
Hệ sinh thái của Chainlink
- Data Providers: Nhà cung cấp dữ liệu có thể bán dữ liệu thông qua các API hiện có của họ cho Chainlink Network, cho phép kiếm tiền từ cơ sở hạ tầng hiện có.
- Node Operators: Là trụ cột chính của Chainlink Network. Họ có nhiệm vụ duy trì cơ sở hạ tầng đảm bảo cho các smart contract trên mọi blockchain đều có quyền truy cập một cách an toàn vào dữ liệu ngoài đời thực.
Đội ngũ phát triển dự án
Chainlink được ra mắt vào tháng 6 năm 2017 bởi công ty công nghệ SmartContract tại San Francisco với sự dẫn dắt bởi Giám đốc điều hành Sergey Nazarov và CTO Steve Ellis.
- Sergey Nazarov là một doanh nhân nối tiếp được biết đến với tư cách là người sáng lập Smart Contract, Secure Asset Exchange và CryptoMail – một dịch vụ email phi tập trung. Trước khi đồng sáng lập SmartContract.
- Steve Ellis từng là kỹ sư phần mềm tại Pivotal Labs và Secure Asset Exchange.
Bên cạnh người sáng lập, tính đến tháng 12 năm 2018, trang web của Chainlink liệt kê 16 thành viên trong nhóm và cố vấn.
Thông tin chi tiết về đội ngũ dự án, bạn có thể tham khảo tại đây.
Partners
Các đối tác của Chainlink cũng khá ấn tượng, với nhiều mối quan hệ hợp tác rất nhanh chóng kể từ khi ra mắt Network chính của Chainlink. Trong đó có thể kể đến:
- Chainlink SWIFT
Như chúng ta đã biết, SWIFT cung cấp một nửa số tiền thanh toán có giá trị lớn trên toàn cầu, vì vậy bất kì quan hệ đối tác nào với họ thực sự sẽ rất lớn.
Tuy nhiên, Chainlink chưa bao giờ hợp tác với SWIFT, mà thay vào đó, chính SWIFT đã sử dụng Chainlink (và các giải pháp Blockchain khác) làm bằng chứng về khái niệm Blockchain. Đây là một minh chứng giá trị về tiềm năng của công nghệ Chainlink.
- Chainlink GOOGLE
Vào tháng 6 năm 2019, mặc dù chỉ xuất hiện trên một blog của Google, trong đó mô tả chi tiết cách Chainlink có thể được sử dụng để kết nối kho dữ liệu đám mây dành cho doanh nghiệp của Google (BigQuery) với Ethereum. Giá của LINK ngay lập tức đã tăng gấp đôi từ 1,73$ lên 4,12$ trong 2 ngày.
Bên cạnh đó, Chainlink vẫn có những partner vô cùng quan trọng, chẳng hạn như với Oracle (một trong những công ty phần mềm lớn nhất thế giới) và Binance
Cách kiếm và sở hữu LINK Token
Hiện tại bạn có thể sở hữu token LINK bằng cách mua trên các sàn đã niêm yết.
Ví lưu trữ token LINK
LINK cũng là token ERC nên bạn có thể lưu trữ trên các ví có hỗ trợ như:
- Metamask
- Myetherwallet
- Trust Wallet
- Atomic Wallet
- imToken
Tổng kết
Rõ ràng, Chainlink đã và đang hướng tới mục tiêu đạt được những điều lớn lao hơn trong tương lai.Qua bài viết trên về Chainlink cũng như LINK token, hy vọng các bạn sẽ hiểu hơn về dự án Chainlink.